Thứ Tư, 25 tháng 1, 2023

 Tào Tháo có thể xem là nhân vật có tính cách phức tạp và nhiều hình tượng nhất trong lịch sử Trung Quốc, trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm song đa số điều mang hình mẫu của kẻ phản diện.


Bộ trường thiên tiểu thuyết Tào Tháo thánh nhân đê tiện gồm có mười tập

Khai thác ở một khía cạnh hoàn toàn mới so với lối mòn của các tác phẩm khác, Tào Tháo thánh nhân đê tiện chính là bức chân dung đầy sống động, mới mẻ về Tào Tháo, là khúc giải oan đầy hào hùng và bi tráng cho nhân vật gây tranh cãi bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Ngay từ tập đầu tiên phát hành, Vương Hiểu Lỗi, người được mệnh danh là “Phát ngôn viên của Tào Tháo ở thế kỷ XXI” đã giật phăng bức màn lịch sử đầy bí ẩn, đem đến cho người đọc cái nhìn đầy chân thật và khách quan về ông ở cả hai phương diện là công và tội. 


Hình tượng nhân vật Tào Tháo trong Tam Quốc diễn nghĩa và những hiểu lầm trong lịch sử

Tào Tháo là nhân vật có thật sống vào cuối thời Đông Hán ở Trung Quốc, ông sinh năm 150 và mất năm 220, là một nhà chính trị, quân sự kiệt xuất nhưng cũng là kẻ bị cho là xảo quyệt, dối trá và vô liêm sỉ.

Trước Tào Tháo thánh nhân đê tiện, ông đã từng xuất hiện trong nhiều tài liệu lịch sử cũng như các tác phẩm văn học khác nhưng tính đến thời điểm hiện tại, Tam Quốc diễn nghĩa vẫn được coi là có sức ảnh hưởng nhất.







Đây là tiểu thuyết lịch sử được viết bởi La Quán Trung vào thế kỷ XIV, được mệnh danh là một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc.

Cuốn sách kể về thời kỳ hỗn loạn từ giai đoạn suy vi của triều đại Đông Hán đến cuộc tranh giành quyền lực giữa ba thế lực phong kiến gồm nhà Ngụy do Tào Tháo đứng đầu, nhà Thục do Lưu Bị đứng đầu và nhà Ngô do Tôn Quyền đứng đầu


La Quán Trung đã lấy bảy phần thực của lịch sử kết hợp với ba phần hư của sức sáng tạo riêng để viết nên tác Tam Quốc diễn nghĩa

Hình tượng Tào Tháo do Trần Kiến Bân thủ vai trong phim truyền hình Tam Quốc diễn nghĩa 2010

Với dung lượng đồ sộ, nội dung hấp dẫn và mang nhiều giá trị lịch sử kết hợp với lối kể chuyện hấp dẫn, Tam Quốc diễn nghĩa được nhiều người yêu thích và có sức ảnh hưởng rộng rãi vượt qua cả phạm vi Trung Quốc.

Tuy nhiên chính sức ảnh hưởng ấy cùng sự kết hợp hư hư thực thực của lịch sử và nhiều tình tiết giả tưởng đã đem đến nhiều hiểu lầm trong suốt một thời gian dài cho độc giả.


Bởi nếu truy sâu về nguồn gốc thì trước đó đã có nhiều tác phẩm lưu truyền trong dân gian viết về giai đoạn này trong lịch sử của Trung Quốc. Đến thế kỷ XIX, La Quán Trung đã dựa trên những hiểu biết của mình và các sáng tác trước đó để viết nên Tam Quốc diễn nghĩa.


Tập đầu tiên của bộ tiểu thuyết Tào Tháo thánh nhân đê tiện

Do đó nếu không có bỏ công sức nghiên cứu và có kiến thức đầy đủ, rất nhiều người không phân biệt được đâu là thật đâu là giả.

Một trong những hiểu lầm ấy chính là hình tượng của Tào Tháo, trong Tam Quốc diễn nghĩa ngay từ đầu La Quán Trung đã thể hiện quan điểm ủng hộ nhà Thục Hán và lên án Tào Ngụy.


Trong tác phẩm, Tào Tháo được miêu tả mình cao bảy thước, mắt nhỏ râu dài, là kẻ tuy thông minh, mưu lược nhưng cũng gian xảo đa nghi, tàn bạo vô liêm sỉ, là đại diện tiêu biểu cho hình tượng nhân vật phản diện.


Tào Tháo thánh nhân đê tiện đã phục dựng thành công hình tượng một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Trung Hoa

Điều này không phải không có nguyên nhân, bản thân Tào tuy mưu lược hơn người nhưng cũng là kẻ đa nghi, nham hiểm. Ông đi theo con đường trọng dụng lợi ích hơn trọng đức của kẻ bề tôi nên dẫn đến rất nhiều những hệ lụy sau này, luôn bị coi là kẻ tàn nhẫn ác độc.

Cách đối xử của Tào Tháo với Hán Hiến Đế cũng bị cho là vi phạm tư tưởng nho giáo “trung quân” lúc bấy giờ, nên sinh thời và hậu thế luôn coi ông là kẻ loạn thần tặc tử. Suốt cuộc đời, ông luôn bị cho là kẻ nham hiểm và tàn nhẫn bởi quan điểm:




Luôn được đặt ở thế đối nghịch với Lưu Bị dù trong lịch sử hay văn học nên điều này càng bị chỉ trích và lên án hơn khi mà bản thân Lưu Bị có chủ trương mang đầy tính nhân nghĩa: “Thà chết không làm điều bất nghĩa”.

Quan điểm này đã ảnh hưởng rất lớn đến cách dùng người, dùng binh của Tào Tháo nên dù tuy linh hoạt trong việc kế sách và quân sự nhưng lại tạo ra những sai lầm về mặt lâu dài, gây ảnh hưởng đến cái gốc là dân dù trong tâm niệm Tào Tháo vẫn lo cho dân.

Chính vì đi theo tư tưởng này mà cách hành động và đối nhân của ông đôi khi tàn nhẫn và độc đoán, đi ngược lại ước muốn của nhiều bộ phận dân chúng lúc bấy giờ nên những điều tốt mà Tào Tháo làm rất ít được công nhận.

Bản thân La Quán Trung tuy luôn coi ông là giặc song cũng không hề phủ nhận vai trò của Tào trong những giai đoạn lịch sử đầy biến động loạn lạc của Trung Quốc thời bấy giờ, thậm chí cũng từng thừa nhận tài năng của ông.


Đoản ca hành là một trong những bài thơ đặc sắc của Tào Tháo

Trong lịch sử, ông không chỉ là một nhà chính trị lỗi lạc mà còn là một nhà thơ xuất sắc, bản thân ông và hai người con trai là Tào Phi, Tào Trực được đời sau gọi là Tam Tào. Cả ba cũng là một trong những thành phần quan trọng tạo nên trào lưu văn học thời Hán mạt gọi là Kiến An phong cốt.

Đánh giá về tài năng chính trị của ông, nhà nghiên cứu Tào Hồng Toại có viết:





Trong con người của ông tồn tại nhiều mâu thuẫn, tính cách vô cùng phức tạp và khó đoán, được coi là nhân vật gây tranh cãi bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Chịu nhiều ảnh hưởng của Tam Quốc diễn nghĩa và những tư tưởng thâm căn cố đế của người dân nước này, hình tượng của ông vì thế luôn gắn liền với những gì xấu xa và đê tiện nhất.

Phải cho đến tận sau này, khi thời kỳ phong kiến qua đi những nhà nghiên cứu lịch sử nói riêng và hậu thế nói chung mới có cái nhìn khách quan hơn về ông, nhìn nhận nhân vật này ở cả hai khía cạnh là công và tội.

Vương Hiểu Lỗi và trường thiên tiểu thuyết Tào Tháo thánh nhân đê tiện

Viết về Tào Tháo có nhiều người nhưng ít ai trong số đó có thể đem đến một cái nhìn tổng quát và khách quan như Vương Hiểu Lỗi.



Ảnh minh họa Tào Tháo thánh nhân đê tiện bản tiếng Trung

Không ai biết rõ thông tin về tác giả, tất cả những gì người ta có thể tìm thấy chỉ có vài dòng ngắn ngủi: Vương Hiểu Lỗi, hiện đang sống tại Thiên Tân đã dành hơn mười năm để nghiên cứu về Tào Tháo và viết nên bộ trường thiên tiểu thuyết này.

Kể từ thời điểm tập đầu tiên của Tào Tháo thánh nhân đê tiện phát hành, ông chưa một lần lộ diện trước giới truyền thông Trung Quốc, cho dù sau này đã từng có lần đồng ý chấp nhận phỏng vấn nhưng tác giả cũng không tiết lộ thêm về thông tin cá nhân, thậm chí từ chối cung cấp ảnh.

Vương Hiểu Lỗi đã từng chia sẻ cảm nhận của mình khi được giới truyền thông gọi là “thiên tài sử học bí ẩn”:



Dù Tào Tháo thánh nhân đê tiện nhận được sự hưởng ứng và yêu thích của độc giả song trái lại Vương Hiểu Lỗi không hề phô trương, anh âm thầm miệt mài và nghiên cứu.

Chỉ vì niềm yêu thích với Tào Tháo, người thanh niên ấy bỏ ra mười năm nghiên cứu và tìm tòi, viết nên một bộ trường thiên tiểu thuyết đầy hấp dẫn và sống động nhưng trước câu hỏi của phóng viên, anh vẫn đầy khiêm tốn và mộc mạc.

Vương Hiểu Lỗi cũng thừa nhận bản thân mình không dám tự xưng là phát ngôn viên cho Tào Tháo bởi suy cho cùng người hiện đại không sống ở thời điểm và môi trường đó nên không thể biết rõ bộ mặt của lịch sử.




Trong suốt hơn 2000 năm qua, Tào Tháo đã bị lịch sử và định kiến khoác lên mình lớp vỏ của kẻ phản diện

Tất cả những gì anh làm chỉ là dựa trên những dữ liệu lịch sử thu thập được kết hợp với những suy đoán của bản thân về tình tiết và tính cách của các nhân vật để từ đó tạo dựng nên một Tào Tháo thực tế và khách quan hơn, không biến ông thành nhân vật phản diện.

Ngay từ tập đầu tiên phát hành, Tào Tháo thánh nhân đê tiện đã đem đến cho người đọc cái nhìn hoàn toàn mới mẻ và sống động về một Tào Tháo với hình tượng đầy khí phách của một bậc anh hùng.

Để rồi từ đó, những tập truyện tiếp theo đã thành công phục dựng một nhân vật đầy vĩ đại của lịch sử Trung Hoa.

Tào Tháo thánh nhân đê tiện là khúc giải oan đầy hào hùng và tráng cho một kiếp đời

Đây là thiên tiểu thuyết có khối lượng đồ sộ bao gồm mười tập truyện, mỗi một cuốn bám sát với những biến đổi thăng trầm trong cuộc đời của Tào Tháo và tái hiện thành công hình tượng của một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc.




Ở tập đầu tiên, Vương Hiểu Lỗi đã đưa người đọc ngược dòng lịch sử quay trở về thời điểm Tào Tháo chào đời tại huyện Tiều, nước Bái và được chứng kiến tuổi thơ đầy biến động cùng quá trình trưởng thành.

Hình ảnh ông hiện lên đầy sống động và chân thực, tràn đầy khí phách và những khát vọng của tuổi trẻ ngay lập tức đã giật phăng bức màn lịch sử đầy bí ẩn bấy lâu nay.

Các tập tiếp theo lần lượt kể lại từng sự kiện trong cuộc đời của ông, từ hiệp lực đánh đuổi Đổng Trác, dẹp loạn khăn vàng, tiếp tục bá chiếm trung nguyên trong những trận đánh lừng lẫy như Bạch Mã, Quan Độ, rồi thua ở trận Xích Bích phải bỏ miền Nam rút về Nghiệp Quận cho đến những năm tháng cuối cùng trong bệnh tật



Từng lớp vỏ của kẻ phản diện mà lịch sử khoác lên cho Tào Tháo trong suốt hơn một nghìn năm qua cứ thế dần dần được cởi bỏ, Vương Hiểu Lỗi thông qua đó lột tả và tái hiện thế giới nội tâm đầy phong phú và phức tạp.



Đây là lời nhận xét Hứa Thiệu dành cho Tào Tháo khi ông mới chỉ là một Lạc Dương Bắc Bộ úy nhỏ bé, nó đã vận vào chính cuộc đời của Tào Tháo, miêu tả ngắn gọn mà súc tích nhất về những thăng trầm biến đổi trong cuộc đời sau này của ông.

Vương Hiểu Lỗi không hề thần thánh hóa hay bao biện cho những sai lầm của Tào Tháo mà thông qua những kiến giải của mình, đem đến cho người đọc một góc nhìn rất khác, rằng đằng sau một kẻ được cho là đầy xảo quyệt và nham hiểm, có bóng hình của bậc anh hùng song song tồn tại.

Vừa giảo hoạt gian trá nhưng cũng đầy thẳng thắn chân thành, vừa khoan dung độ lượng nhưng cũng đầy đa nghi độc đoán, vừa tàn nhẫn hẹp hòi nhưng cũng mang tâm địa Bồ tát, Tào Tháo chính là kẻ mang nhiều bộ mặt phức tạp nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Vương Hiểu Lỗi dành quyền đánh giá và nhận xét cho độc giả, để mỗi người tự có những kiến giải khác nhau.

Anh chỉ lặng lẽ làm công việc của mình, lể một câu chuyện, vén những lớp màn bí ẩn của lịch sử, phục dựng một nhân vật vĩ đại của Trung Quốc và dẫn dắt người đọc ngược dòng thời gian, diện kiến những anh tài kiệt xuất.  

Hải Quỳnh

nguồn : hanoi1000

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

2024.04.06 @ 7:55 PM

Bây giờ mình mới thấm thía một câu " làm con bất hiếu nhất là không có đủ tiền để lo cho cha mẹ khi về già .." haizzz ...nếu biết ...